Bài đăng nổi bật

Máy nhũ hóa mỹ phầm - Anh- silverson

Người đăng : Nguyễn Thị Nhung SDT :01666928788 MAIL : jemilynguyen@gmail.com Máy nhũ hóa mỹ phầm  chuyên dùng trong phòng RD, QA,...

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Máy đo pH

Người đăng : Nguyễn Thị Nhung
SDT : 01666928788
Mail : jemilynguyen@gmail.com
Hãng : Thụy sỹ
Code : Liên hệ


MÁY ĐO ĐỘ PH LÀ CÁCH ĐỂ KIỂM TRA ĐỘ KIỀM, ĐỘ AXÍT CỦA CÁC DUNG DỊCH

 Trong các loại dung dịch, dung dịch có lúc có tính kiềm, có lúc có tính axit. Phương tiện để kiểm tra tính axit, tính kiềm của dung dịch là “Máy đo độ pH”
Đó là loại máy thử mà khi sử dụng chỉ cần cho máy vào trong dung dịch, từ đó trên màn hình LCd ta có thể biết được tính axit hay tính kiềm của dung dịch.
Phạm vi sử dụng của máy đo pH này thật rộng rãi. Có loại dạng Bút, có loại di động gọn nhẹ, có loại dạng để bàn cho độ chính xác cao
  • Công nhân lò dùng bút pH này để kiểm tra nước lò hơi, xem nước có khả năng phá hoại lò hơi hay không.
  • Công nhân mạ điện dùng máy pH để duy trì pH của dung dịch mạ, nếu không thế thì các dung dịch mạ sẽ bị hư hỏng.
  • Các công nhân của nhà máy hóa chất không thể không dùng máy đo độ pH, vì nó giúp cho công nhân biết được kịp thời lúc nào phản ứng hóa học xảy ra, các thao tác kỹ thuật đã đạt yêu cầu hay chưa?  v.v.
Trong hóa học người ta dùng độ pH để biểu thị tính axit hoặc tính kiềm, để đo nồng độ ion hydro trong dung dịch. Các nhà khoa học nhận thấy khi hòa tan các chất vào trong nước chúng sẽ phân ly thành hai loại ion âm và ion dương. Với các chất khác nhau, thì khi hòa tan vào nước, số ion dương và âm cũng khác nhau. Thế nhưng, bất kỳ dung dịch nào đều có chứa ion hydro và hydroxyn. Khi nồng độ ion hydro trong nước lớn hơn nồng độ ion hydroxyn thì dung dịch sẽ có tính axít, nếu trái lại dung dịch sẽ có tính kiềm.
Tính kiềm và tính axit của dung dịch đều đo được bằng bút đo pH. Dung dịch có tính axit thì pH < 7, dung dịch có tính kiềm thì pH > 7. Giá trị pH của dung dịch càng lớn thì tính kiềm càng lớn, tính axit nhỏ; trái lại, giá trị pH của dung dịch nhỏ thì tính kiềm sẽ nhỏ, còn độ axit sẽ lớn.
Mọi hoạt động của cơ thể chúng ta có liên quan chặt chẽ đến pH của dung dịch trong cơ thể. Ví dụ, với một người mà cơ thể được nghỉ ngơi, huyết tương sẽ có pH khoảng từ 7,39 - 7,41. Nếu chạy từ tầng 1 lên đến tầng 4 trong vòng 50 giây thì mấy giờ sau pH của huyết tương sẽ trên dưới 7,2. Sau hai giờ thì mới khôi phục lại giá trị ban đầu.
Trong bầu không khí ô nhiễm, hàm lượng cacbon dioxyt quá cao, khi ta thở hít vào, hàm lượng cacbon dioxyt trong máu sẽ tăng cao, độ axit của máu sẽ lớn, pH của máu sẽ thấp, máu sẽ bị nhiễm axit làm người ta cảm thấy buồn nôn, đau đầu. Khi nặng có thế bị nôn mửa, thậm trí bị hôn mê.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét